Cách xóa hàng trong excel là thao tác quen thuộc mà bất cứ người dùng nào cũng nên biết và nắm để áp dụng. Bởi trong quá trình làm việc hoặc in ấn file excel có sự xuất hiện của dòng trống, hàng trống sẽ rất mất thẩm mỹ, hay ảnh hưởng đến kết quả xử lý dữ liệu. Dưới đây là chi tiết hướng dẫn cách xóa hàng trong excel đơn giản nhất, mời cùng theo dõi với fifaresources.info.

Trường hợp nào cần đến cách xóa dòng trong excel?
Lúc nhập dữ liệu vào trong sheet, sẽ có trường hợp người dùng gặp các hàng trống/ dòng trống giữa các phần dữ liệu. Các dòng thừa đó không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn gây khó khăn cho việc kiểm tra, xử lý dữ liệu dẫn đến các kết quả không chính xác cho cho trang tính.
Lưu ý, người dùng cần phân biệt giữa dòng trống thừa ra, dòng không có chức năng với các hàng trống được cố ý thêm có chủ đích ví dụ như phân tách nội dung…
Một số trường hợp các dòng không cần thiết nên chọn cách xóa hàng trống trong Excel như:
Hàng trống không có chứa dữ liệu hay bất kỳ một công thức nào.
Hàng thừa không có mục đích, hàng trống xuất hiện xen kẽ nhau, chen vào giữa các phần dữ liệu được nhập trước đó tạo nên sự mất thẩm mỹ.
Những ô trống bị thừa ra do copy dữ liệu từ sheet này qua sheet khác qua
Vì sao không nên chọn cách xóa hàng trong excel bằng thao tác thủ công?
Thực chất việc thực hiện xóa hàng thừa đã quá quen thuộc, nó không phải thao tác mới hay quá phức tạp, thậm chí người dùng nào cũng đã biết cách xóa hàng trống thủ công rồi.

Nếu áp dụng thao tác thủ công trong cách xóa hàng trong excel thường dùng sẽ là:
Bước 1: Đầu tiên, cần bôi đen từng hàng trống, rồi bấm chuột phải và chọn Delete.

Bước 2: Chọn vào mục Entire Row và bấm Enter.

Tuy nhiên, cách này áp dụng chỉ cho trang tính có thừa vài dòng, nếu nhiều hơn sẽ khiến người dùng mất thời gian, ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ làm việc.
Thao tác thủ công này chỉ áp dụng cho những người làm việc đơn giản với các Excel nhỏ, nếu là người quản lý dữ liệu nhiều hơn hoặc muốn sử dụng Excel chuyên nghiệp và thao tác nhanh hơn, thì cần biết cách xóa hàng trong excel với cách tự động dưới đây.
Hướng dẫn cách xóa hàng trong Excel nhanh chóng
Cách xóa hàng trong excel bằng tổ hợp phím tắt Ctrl + G
Nếu là người thông thạo các phím tắt hỗ trợ trong Excel chắc chắn bạn đã biết đến cách này, nó sẽ giúp thao tác công việc nhanh chóng hơn. Nếu muốn xóa hàng trong trang tính đơn giản, cách dùng phím tắt Ctrl + G như sau:
Bước 1: Chọn các hàng thừa cần xóa bằng bằng cách bôi đen/nhấn giữ phím tắt Ctrl + các hàng trống.

Lưu ý: Không nên bôi đen bảng toàn bộ nếu như bảng chứa nhiều cột, nhưng một /nhiều hàng không chứa dữ liệu đầy đủ tại các cột đó. Bôi đen hết bảng khiến Excel chọn xóa nhầm hàng đang có dữ liệu.
Bước 2: Sau đó, nhấn tổ hợp phím gồm Ctrl + G (hoặc là nhấn F5) để có thể mở hộp thoại Go To.

Bước 3: Chọn vào Special ở góc trái bên dưới hộp thoại.
Bước 4: Tại bảng thoại Go To Special, tìm chọn Blanks rồi nhấn OK để lưu.

Bước 4: Tại bảng tính excel, ở tab Home, hãy chọn Delete, chọn tiếp Delete Sheet Rows.

Cách xóa hàng trong excel bằng lệnh Go to Special
Với cách xóa hàng trong excel này sẽ giúp bạn tìm ra và xóa toàn bộ các hàng trống trong vùng dữ liệu đã chọn. Cụ thể:
Bước 1: Chọn các phần dữ liệu muốn tìm và xóa hàng trống bằng cách chọn nhấn giữ Ctrl để chọn nhiều hàng hoặc nhấn tổ phím Ctrl + A để bôi đen cho toàn bộ bảng.

Lưu ý: Không nên áp dụng bôi đen toàn bộ bảng tính nếu có hàng không có chứa dữ liệu ở trong các cột khác.
Bước 2: Tại Home, hãy chọn Find & Select rồi chọn Go To Special.

Bước 3: Ở hộp thoại xuất hiện Go To Special, tìm và chọn dòng tên Blanks và nhấn OK.

Bước 4: Chọn vào Delete ở thẻ Home và chọn vào Delete Sheet Rows.

Cách xóa hàng trong excel bằng hàm Filter
Hàm Filter để tìm và xoá những hàng trống trong Excel. Thao tác để hoàn thành như sau:
Bước 1: Chọn vào vùng dữ liệu có chứa các hàng trống, cách thực hiện là bôi đen bằng chuột hoặc Ctrl + A để chọn vào toàn bảng tính.

Bước 2: Chọn vào thẻ Data.
Bước 3: Chọn Filter chứa biểu tượng phễu trong mục Sort & Filter.

Bước 4: Nhấn tiếp vào biểu tượng mũi tên ở ô đầu tiên tại cột bất kì, rồi bỏ chọn Select All

Bước 5: Cuộn chuột kéo xuống dưới và chọn vào Blanks, nhấn OK để lưu.

Bước 6: Lúc này hàm lọc các dòng trống là kết quả hiện trên bảng tính. Tại thẻ Home, hãy nhấn chọn Delete và chọn Delete Sheet Rows.

Trên đây là chi tiết hướng dẫn 3 cách xóa hàng trong excel thao tác nhanh, tự động giúp bạn đọc tiết kiệm thời gian khi thực hiện công việc với bảng tính. Đặc biệt với các file dữ liệu lớn thì đây chính là kiến thức quan trọng mà bạn nên có cho mình, để áp dụng cho hiệu suất công việc hiệu quả và chính xác hơn, thay vì áp dụng cách xóa hàng trong excel thủ công như thông thường nhé.