Mở VBA trong Excel: Hướng dẫn mở và các cửa sổ trong VBA

Mở VBA trong excel là bước đầu tiên và cũng là cơ bản nhất mà bạn cần biết, khi bắt đầu học VBA. Bên cạnh đó, cần phải nắm được các cửa sổ làm việc chính trong VBA để ứng dụng và vận dụng hiệu quả. Nếu bạn chưa biết cách mở VBA trong excel, hãy tham khảo các thao tác thực hiện được fifaresources.info tổng hợp tại đây nhé.

Hướng dẫn chi tiết cách để mở VBA trong Excel

Đối với người dùng đã có nền tảng kiến thức học sử dụng Excel thì việc dùng thêm VBA để nâng cao hiệu quả và hiệu suất công việc cũng rất đơn giản. Để bắt đầu tiếp cận với VBA thì đầu tiên cần biết cách mở VBA trong excel theo 2 bước sau:

Bước 1: Mở thẻ Developer, thẻ này nằm trên thanh công cụ:

Đầu tiên bấm chuột vào thẻ File, sau đó cần chọn mục Options (nếu chưa có mục Options nằm bên ngoài mục File thì kích vào More và chọn mục Options). Tiếp đến, hãy chọn Customize the Ribbon nằm trong hộp thoại Options vừa xuất hiện, rồi tích vào ô Developer nằm trong bảng Main Tabs bên phải giao diện=> bấm chuột chọn OK.

Tích vào Developer trong cửa sổ Excel Options đã mở
Tích vào Developer trong cửa sổ Excel Options đã mở

Lưu ý: Đối với người dùng nào chưa từng sử dụng VBA trong Excel thì mới cần thực hiện mở VBA trong excel theo 2 bước này. Nếu đã có sẵn thẻ Developer nằm trên thanh Ribbon Excel hãy bỏ qua bước này. Giao diện thẻ có dạng hiển thị như sau:

Giao diện thẻ Developer nằm trên thanh Ribbon Excel
Giao diện thẻ Developer nằm trên thanh Ribbon Excel

Bước 2: Mở VBA trong Excel với nút lệnh được cài đặt trong ứng dụng. Người dùng cần truy cập vào thẻ Developer rồi, thực hiện bấm chọn nút lệnh Visual Basic:

Trong thẻ Developer đã mở hãy bấm chọn nút lệnh Visual Basic
Trong thẻ Developer đã mở hãy bấm chọn nút lệnh Visual Basic

Hoặc để truy cập nhanh hơn, thao tác rút gọn hơn, thì người dùng có thể sử dụng tổ hợp phím tắt trên Excel gồm là Alt + F11. Giao diện khi kích hoạt cửa sổ mở VBA trong Excel sẽ có định dạng như sau:

Định dạng cửa sổ mở VBA trong excel ban đầu
Định dạng cửa sổ mở VBA trong excel ban đầu

Tìm hiểu về các cửa sổ làm việc chính trong VBA Excel

Có thể khi mở VBA trong Excel, người dùng sẽ không thấy có sẵn cửa sổ làm việc cụ thể, mà chỉ có phần thanh công cụ hiển thị phía trên và một phần màn hình có màu xám phía dưới như hình sau:

Trường hợp mở VBA trong excel không xuất hiện cửa sổ làm việc
Trường hợp mở VBA trong excel không xuất hiện cửa sổ làm việc

Khi đó, người dùng có thể mở được các cửa sổ làm việc mình cần dùng trong VBA chi tiết dựa vào mục đích sử dụng. Cụ thể, chỉ cần nhấn vào thẻ View rồi, sau đó chọn ra 4 cửa sổ sẽ thường xuyên dùng đến trong lập trình VBA bao gồm có:

  • Project Explorer (Có thể mở lên bằng thể View hoặc bằng tổ hợp phím tắt gồm Ctrl + R).
  • Properties Window (Có thể mở lên bằng thẻ view hoặc bằng phím tắt F4).
  • Immediate Window (Có thể mở lên bằng thẻ view hoặc nhấn tổ hợp phím tắt Ctrl + G).
  • Locals Window

Khi đó, cửa sổ giao diện của VBA trong Excel được định dạng xuất hiện như sau:

Một giao diện cửa sổ làm việc trong VBA trong excel
Một giao diện cửa sổ làm việc trong VBA trong excel

Các tính năng, tác dụng mỗi cửa sổ là khác nhau, chi tiết có thể tìm hiểu thêm dưới đây:

Cửa sổ làm việc Project trong VBA Excel

Project là nơi thể hiện các đối tượng làm việc trong chương trình VBA bao gồm:

  • Workbook: Chức năng lập trình các sự kiện của Workbook
  • Worksheet: Chức năng lập trình các sự kiện của Worksheet
  • Module: Chức năng tạo ra Macro (Function, Sub)
  • UserForm: Chức năng tạo ra biểu mẫu nhập dữ liệu
  • ClassModule: Chức năng tạo ra các đối tượng riêng sử dụng cho lập trình
Giao diện cửa sổ làm việc Project trong VBA Excel
Giao diện cửa sổ làm việc Project trong VBA Excel

Cửa sổ làm việc Properties của VBA trong Excel

Properties là nơi thể hiện thuộc tính của đối tượng trong Project. Muốn thực hiện thay đổi các thuộc tính cần phải thay đổi tại cửa sổ Properties.

Ví dụ: Đổi tên cho module trong chương trình VBA, hay đổi Sheet Code Name, hay UserForm, hay chèn ảnh vào UserForm, hoặc thay đổi kích thước của UserForm, tùy chỉnh đặt chế độ ẩn Sheet…. tất cả đều thực hiện trong cửa sổ Properties.

Giao diện cửa sổ làm việc Properties của VBA Excel
Giao diện cửa sổ làm việc Properties của VBA Excel

Lưu ý: Khi làm việc với chương trình VBA trong Excel, người dùng nên hạn chế việc thực hiện đóng cửa sổ Project và cửa sổ Properties nhé.

Cửa sổ làm việc Locals của VBA trong Excel

Locals là nơi để theo dõi đối tượng và biến hiện đang nhận giá trị nào, tùy chỉnh thay đổi ra sao trong quá trình chọn chạy code VBA. Cửa sổ này tiện dụng cho người dùng, vì có thể phân tích tác động từng đoạn code, kiểm tra và đánh giá từng đoạn code, tìm ra lỗi logic trong đoạn code, xác định xem code chạy đã đúng hay sai. Tùy theo nhu cầu sử dụng, người dùng có thể mở hoặc đóng cửa sổ tùy thích, không cần phải lúc nào cũng bật lên.

Giao diện của cửa sổ Locals trong VBA
Giao diện của cửa sổ Locals trong VBA

Cửa sổ làm việc Immediate của VBA trong Excel

Immediate là nơi để chạy thử, kiểm tra kết quả thử của một câu lệnh, hay kiểm tra giá trị của biến. Cửa sổ này cũng có thể bật hoặc tắt tùy nhu cầu sử dụng của mỗi người dùng.

Giao diện cửa sổ Immediate khi bật làm việc
Giao diện cửa sổ Immediate khi bật làm việc

Lưu ý: Khi đang chọn mở VBA trong Excel, có thể di chuyển các cửa sổ làm việc và sắp xếp tùy thích. Thực hiện đơn giản là giữ chuột vào tên cửa sổ và kéo nó ra một vị trí khác mong muốn. 

Tuy nhiên, để đảm bảo thuận tiện cho quá trình làm việc, người dùng nên giữ nguyên vị trí ban đầu hiển thị của các cửa sổ này. Chúng được sắp xếp ở vị trí phù hợp nhất giúp cho giao diện làm việc chuyên nghiệp, dễ sử dụng đối với mọi người.

Trên đây là chi tiết hướng dẫn để mở VBA trong excel chi tiết cũng như giới thiệu về các tính năng của các cửa sổ làm việc của VBA trong excel. Hi vọng, từ những kiến thức được tổng hợp gửi đến độc giả, sẽ là thông tin hữu ích, dễ hiểu và dễ áp dụng khi cần làm việc với chương trình VBA trong ứng dụng Excel nhé.

Viết một bình luận